Với bất kỳ ai, khi bị xếp hạng nợ xấu nhóm 3 thì coi như mọi cánh cửa vay tiền ngân hàng đã đóng lại và cùng với đó, những hệ luỵ cũng bắt đầu xuất hiện. Nhiều người mong chờ sớm được thoát khỏi danh sách này nhưng cần làm gì và mất bao lâu để được đưa ra khỏi nhóm nợ xấu này?
Nợ xấu nhóm 3 là gì?
Nợ xấu là những khoản nợ đến hạn trả nhưng chưa được khách hàng thanh toán. Tuỳ số ngày quá hạn thanh toán mà nợ xấu được phân ra 5 nhóm, trong đó nhóm 3 đến 5 là nhóm nợ xấu nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả người cho vay, tức là các ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức tín dụng nói chung, lẫn người đi vay, tức là khách hàng.
Nợ xấu nhóm 1 là những người nợ quá thời hạn trả nợ dưới 9 ngày, là nhóm nợ tiêu chuẩn. Nhóm 2 là những người nợ quá thời hạn trả nợ từ 10 đến 90 ngày, là nhóm nợ cần chú ý. Nợ xấu nhóm 3 là những người quá thời hạn trả nợ từ 91 ngày đến 180 ngày, là nhóm dưới tiêu chuẩn. Nợ xấu nhóm 4 là người quá hạn trả nợ từ 180 đến 360 ngày và nhóm 5 là trên 360 ngày.
Việc xếp hạng nợ xấu sẽ do các tổ chức tín dụng thực hiện. Thông tin nợ xấu được báo lên Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Khi phê duyệt các khoản vay cho bất kỳ ai, các ngân hàng, công ty tài chính sẽ đều đối chiếu thông tin tín dụng của khách hàng tại trung tâm này. Do đó, khách hàng không thể “giấu” thông tin nợ xấu trước các tổ chức tín dụng dù bản thân bị ghi nhận nợ xấu ở chỗ này nhưng lại nộp hồ sơ vay vốn ở chỗ khác.
Nợ xấu nhóm 3 ảnh hưởng như thế nào?
Đầu tiên là khả năng tiếp tục vay vốn. Với những người được xếp vào nhóm nợ tiêu chuẩn vẫn có thể tiếp tục vay tiền. Với nhóm nợ cần chú ý, khả năng vay đã giảm đi khá nhiều nhưng vẫn còn có thể được duyệt vay. Với nợ xấu nhóm 3, khách hàng không thể vay vốn tiếp, thậm chí không được sử dụng một số dịch vụ ngân hàng khác, đặc biệt là các dịch vụ tín dụng. Trước đây, một số tổ chức tín dụng vẫn xem xét hỗ trợ khách hàng nợ xấu nhóm 3 vay vốn nhưng số tiền vay rất thấp và điều kiện vay rất khắt khe. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi tình hình nợ xấu có xu hướng phức tạp hơn, các gói vay hỗ trợ như thế cũng không còn. Các nhóm nợ xấu 4 và 5 thì hệ quả còn cao hơn nữa, gần như hoàn toàn không được tiếp cận các dịch vụ tài chính.
Ngoài ra, nợ xấu nhóm 3 còn dẫn theo một số hệ luỵ khác. Đầu tiên là giảm điểm tín dụng cá nhân. Đây là tác động lâu dài, khiến việc tiếp cận nguồn vốn trở nên khó khăn hơn rất nhiều ngay cả khi đã được xóa khỏi danh sách nợ xấu nhóm 3. Tiếp đến là việc không thể tiếp cận các hình thức vay vốn khác như mở mới thẻ tín dụng trong một thời gian dài. Thậm chí, người bị ghi nhận nợ xấu nhóm 3 còn không thể xin VISA đi nước ngoài. Tất nhiên, người mắc nợ xấu nhóm 3 chưa bị truy tố trước pháp luật vì các tổ chức tín dụng chỉ xem xét khởi kiện khi khách hàng quá hạn thanh toán trên 360 ngày, tức nhóm 5, và có biểu hiện lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khi nào thì được xóa nợ xấu nhóm 3?
Để được xóa nợ xấu nhóm 3, cần phải đáp ứng được hai điều kiện. Đầu tiên là trả toàn bộ khoản nợ, lãi suất và phí phạt quá hạn mà các tổ chức tín dụng đã quy định. Tiếp theo, sau 60 tháng, tức là 5 năm, kể từ thời điểm ngân hàng, công ty tài chính xác nhận trên hệ thống CIC là đã nhận được thanh toán, khách hàng mới được đưa ra khỏi danh sách nợ xấu nhóm 3.
Trong thời gian 5 năm bị xếp hạng nợ xấu nhóm 3, khách hàng không thể vay tiền từ các ngân hàng, công ty tài chính nhưng vẫn có thể vay dưới một số hình thức khác, tiêu biểu như cầm đồ. Lý do là bởi các ngân hàng, công ty tài chính hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó yêu cầu tuân thủ các quy định về nợ xấu trong khi các cửa hàng cầm đồ cũng có chức năng cho vay hợp pháp, được nhà nước cấp phép và giám sát nhưng hoạt động dựa trên quy định của Luật Dân sự nên vẫn có khả năng hỗ trợ khách hàng có nợ xấu. Tuy nhiên, khi vay vốn bằng hình thức cầm đồ, khách hàng nên tham khảo và lựa chọn các cửa hàng có uy tín để đảm bảo việc vay tiền được minh bạch, rõ ràng. Thực tế thị trường hiện nay, F88 là chuỗi cầm đồ có uy tín và được đánh giá là minh bạch, có trách nhiệm.
Dẫu vậy, nhiều chuyên gia tài chính cũng đưa ra lời khuyên rằng tốt nhất, khách hàng nên cân nhắc mục đích vay, khả năng trả nợ trước khi vay để tránh tự đưa mình vào danh sách nợ xấu.